VN|EN

Văn hóa “cảm ơn” và “xin lỗi”

  • 24/02/2020

Trong quá trình tiếp xúc trực tiếp hay thông qua điện thoại với khách hàng, đồng nghiệp, ngoài việc thực hiên văn hóa ứng xử nơi công sở, văn hóa ứng xử với khách hàng, người lao động cần thể hiện được tinh thần tiếp thu, tôn trọng người đối diện

Trong quá trình tiếp xúc trực tiếp hay thông qua điện thoại với khách hàng, đồng nghiệp, ngoài việc thực hiện văn hóa ứng xử nơi công sở, văn hóa ứng xử với khách hàng, người lao động cần thể hiện được tinh thần tiếp thu, tôn trọng người đối diện bằng cách đánh giá cao việc biết “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ như sau:

  • Nói lời “cảm ơn” đến khách hàng, đồng nghiệp sau mỗi cuộc trò chuyện, sau khi khách hàng mua hàng, hoặc sau khi khách hàng có những phản hồi, góp ý đến sản phẩm, dịch vụ của Công ty và khi đồng nghiệp góp ý đến việc thực hiện công việc của bản thân mình.
  • Nói lời “xin lỗi” ngay sau khi nhận được phàn nàn hay những ý kiến chưa hài lòng của khách hàng, đồng nghiệp về dịch vụ, sản phẩm trước khi trao đổi, giải quyết vấn đề.

Văn hóa “cảm ơn” và “xin lỗi”

 

Ví dụ:

  • “Em chào Anh/chị, em có thể giúp gì cho Anh/chị ạ”
  • “Em cảm ơn Anh/chị đã tin tưởng, quan tâm sử dụng sản phẩm của Công ty em, rất mong gặp lại Anh/chị trong thời gian sớm nhất”
  •  “Trước tiên em gửi lời xin lỗi đến Anh/chị về ....., qua phản ánh của Anh/chị vừa nêu, em xin phép được trao đổi với Anh/chị như sau.......”
  • “Em cảm ơn Anh/chị đã có những ý kiến đóng góp cho Công ty......”
' http://qrcode.upqrc.com/q/10865https://upqrc.com/v/10865